TheàsánglậpHuaweithừanhậnlàngườihâmmộfalenoo SMCP, nói với các sinh viên đại học và học giả tham gia Cuộc thi lập trình đại học quốc tế do Huawei tài trợ và được tổ chức vào tháng trước, ông Nhậm cho biết ông phản đối "bài ngoại" đối với bất kỳ thương hiệu nước ngoài nào và coi Apple như một người thầy có giá trị.
Ông Nhậm chia sẻ rằng Huawei thường khám phá lý do tại sao các sản phẩm của Apple lại tốt đến vậy và tìm hiểu khoảng cách giữa công ty với Apple, đồng thời cho biết "sẽ không nói quá khi gọi tôi là người hâm mộ Apple". Trong thực tế, ông Nhậm từng bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Apple trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5.2019 khi mô tả Apple là "một ví dụ mà chúng tôi noi theo về mặt bảo vệ quyền riêng tư".
Cũng theo ông Nhậm, con gái út của ông là Annabel Yao - sinh viên Đại học Harvard từ 2016 đến 2020 - đã sử dụng các sản phẩm của Apple khi cô ấy đang học ở Mỹ.
Những bình luận mới nhất của ông Nhậm phản ánh trọng tâm mà ông muốn Huawei theo đuổi, đó là tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ trong các lĩnh vực cụ thể và tập trung phát triển tài năng nội bộ. Nó diễn ra không lâu sau khi Huawei ra mắt loạt smartphone Mate 60 Pro và Mate 60 Pro+ 5G, với điểm nhấn là đi kèm chip Kirin 9000s. Tất cả đều được sản xuất tại Trung Quốc và trở thành biểu tượng cho sự thách thức của công ty đối với các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Với sự phổ biến ngày càng tăng của các thiết bị Mate 60 Pro mới, Huawei đã nhìn thấy cơ hội khôi phục hoạt động kinh doanh thiết bị cầm tay của mình tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ dòng iPhone 15 mà Apple mới ra mắt. Trong quý 2/2023, Huawei trở lại bảng xếp hạng 5 nhà cung cấp smartphone hàng đầu tại Trung Quốc.